Vòng bi là một thiết bị không thể thiếu trong máy móc, giúp chúng vận hành một cách ổn định hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, đặc biệt là với công suất lớn, tuổi thọ của vòng bi sẽ bị giảm xuống và làm ảnh hưởng đến công suất của máy. Để giải quyết vấn đề này, mỡ bôi trơn vòng bi đã ra đời và là giải pháp hữu hiệu giúp kéo dài tuổi thọ của vòng bi. Vậy mỡ bôi trơn vòng bi là gì? Khi sử dụng cần phải lưu ý những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây với chúng tôi nhé.
Mỡ bôi trơn vòng bi là gì?
Mỡ bôi trơn vòng bi là gì?
– Trước khi tìm hiểu mỡ bôi trơn vòng bi là gì, các bạn cần phải hiểu được, bôi trơn là gì?
Bôi trơn chính là sự ngăn cách tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết chuyển động của hệ thống bằng một chất có tính trơn trượt. Chất đó được gọi là chất bôi trơn.
Hiện nay, có 2 chất bôi trơn phổ biến nhất là dầu nhớt bôi trơn và mỡ bôi trơn. Chúng có tác dụng làm nhờn, ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bề mặt để có thể giảm hệ số ma sát, từ đó giảm thiếu thấp nhất sự ăn mòn giữa các chi tiết trong máy móc, góp phần chống lại quá trình han gỉ cho hệ thống bằng cách ngăn cách bề mặt kim loại với môi trường.
– Mỡ bôi trơn vòng bi là một chất được cấu tạo từ 3 thành phần chính là: dầu gốc, chất làm đặc, và các thành phần phụ gia để chống nhiệt, chống nước, chống gỉ và chống bị ăn mòn,… . Chúng được sử dụng để làm trơn vòng bi, ngăn ngừa nước từ ngoài vào và ngăn sự xâm nhập của các vật liệu không nén được.
Có những loại mỡ bôi trơn vòng bi nào hiện nay
1. Mỡ trắng công nghiệp
– Được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và đóng gói thực phẩm.
– Thành phần chính của mỡ trắng công nghiệp là dầu gốc và chất làm đặc lithium.
– Loại mỡ này được bổ sung thêm polyp perfluoro để tạo kết tủa màu trắng và giúp làm tăng khả năng bôi trơn.
Mỡ trắng bôi trơn chịu nhiệt
2. Mỡ bôi trơn các chi tiết ổ bi, trục trong sản xuất công nghiệp
– Là loại mỡ có khả năng chịu được nhiệt độ cao.
– Mỡ có màu hơi ngả sang vàng.
Mỡ bôi trơn các chi tiết, trục, ổ bi
3. Mỡ đồng chịu nhiệt
– Có khả năng chịu nhiệt cao, lên tới 1200 º C và chịu được tải nặng.
– Trong thành phần đã được tăng giảm thêm các loại bột đồng vào bên trong mỡ bò.
Mỡ đồng chịu nhiệt độ cao và có khả năng chịu tải nặng
4. Mỡ bôi trơn chịu nhiệt
– Đây là loại mỡ bôi trơn phổ biến nhất trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
– Thành phần của mỡ bôi trơn chịu nhiệt bao gồm dầu gốc với đa dạng các chất phụ gia có khả năng hạn chế nóng chảy ở nhiệt độ cao.
– Chất làm đặc của mỡ bôi trơn chịu nhiệt thường là hóa chất gốc ozokerite.
Mỡ bò đỏ bôi trơn chịu nhiệt
Những lưu ý khi sử dụng mỡ bôi trơn vòng bi
1. Với loại vòng bi công nghiệp tích hợp cơ chế tự bôi trơn
Đây là loại vòng bi đã được tích hợp cơ chế tự bôi trơn và lượng mỡ bôi trơn cũng đã được tính toán trước sao cho đủ dùng đến khi hết tuổi thọ của vòng bi. Với loại này, bạn không cần sử dụng mỡ bôi trơn.
2. Với loại vòng bi công nghiệp không tích hợp cơ chế tự bôi trơn
– Tra mỡ bôi trơn vòng bi với lượng vừa đủ
+ Tra quá nhiều sẽ làm tăng ma sát, nhiệt độ, hao năng lượng.
+ Tra quá ít: Các bộ phận sẽ không đủ khả năng bôi trơn.
+ Lượng mỡ bôi trơn vừa đủ là 1/3 – 1/2 tổng thể tích vòng bi trong.
– Dùng đúng loại mỡ bôi trơn đã dùng trước đó, không dùng lẫn lộn vì nó sẽ làm giảm độ nhỏ giọt, tăng độ xuyên kim và hạ thấp độ ổn định cơ học của mỡ.
– Trong trường hợp phải thay loại mỡ mới do loại mỡ gốc thay đổi, không còn mỡ cũ nữa, bạn cần làm sạch mỡ cũ còn sót lại trên bộ phận cần bôi trơn.
– Trước khi tra mỡ cần kiểm tra mỡ có lẫn các tạp chất không.
– Định kỳ thay mỡ bôi trơn vòng bi.
– Không sử dụng vật đựng mỡ bằng gỗ hay bằng giấy, tránh mỡ bị hút vào và bị cứng.
– Lựa chọn mỡ bôi trơn vòng bi phù hợp
– Khi lựa chọn mỡ bôi trơn chịu nhiệt cần chú ý các yếu tố sau:
+ Mỡ bôi trơn được pha chế từ loại dầu gốc nào, độ nhớt của dầu gốc ra sao?
+ Hệ phụ gia dùng cho mỡ gồm những gì, thành phần và tính chất như thế nào?
+ Tỷ lệ chất làm đặc có trong mỡ.
+ Điều kiện môi trường làm việc của vòng bi.
+ Nhiệt độ làm việc, áp lực tải trọng lên bề mặt ma sát.
+ Độ cứng mềm của mỡ bôi trơn.